Truyền thuyết về Dzi Tây Tạng
Truyền thuyết Đá Mã Não Dzi Tây Tạng
Cung điện Potalo ở Lhasa Tây Tạng – khu vực tự trị của Trung Quốc, là nơi ở của các Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Lạt Ma thứ 14 đã trốn sang Ấn Độ sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1959. Ngày nay cung điện Potala là bảo tàng quốc gia của Trung Quốc, địa điểm thu hút khách du lịch và là một trong bảy kì quan thế giới mới.
Tah-shi de-leh (Tiêng Tây Tạng có nghĩa là xin chào). Nếu có cơ hội thăm viện bảo tàng nghệ thuật ở Boston hay bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York, bạn có thể thấy một loại đá rất độc đáo Dzi – Loại đá mã não được tôn tạo có độ tương phản tuyệt đẹp giữa màu đen và màu trắng (hoặc màu nâu đậm) – được tôn sùng ở Tây Tạng.
Năm 1959, khi chạy trốn khỏi cuộc xâm chiếm của dân cộng sản Trung Quốc, Lạt Ma và người dân Tây Tạng mang theo rất nhiều châu báu như đá san hô, hổ phách, ngọc và đá Dzi bí ẩn. Người tị nạn bán những đồ có giá trị trong suốt cuộc hành trình để đổi lấy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, từ đó Dzi Tây Tạng được đưa ra ánh sánh của thế giới, đây cũng chính là thời điểm thế giới biết đến với loại đá quý từ vùng đất tuyết.
Đá Mã Não Lạt Ma Tây Tạng đọc là Dzi theo tiêng Tây Tạng có nghĩa là “hoàn hảo”. “Pure Dzi” và “Chung Dzi” chủ yếu được tìm thấy ở Tây Tạng, “Loại đá thuộc dòng Dzi” có thể tìm được ở một số nước láng giềng như Ấn Độ, Bhutan, Ladakh. Sikkim và Nepal. Quay trở lại lịch sử 5000 năm trước, nguồn đá Dzi chính lại ở Mesopotamia, Afghanistan và Ấn Độ.
Đá Dzi “Nguyên Thuỷ” là loại quý hiếm nhất
Đá Mã Não khắc axit không phải là Đá Dzi “nguyên chất” , được gọi là “chung Dzi”- “Dzi thứ cấp”. Dzi khắc không được người Tây Tạng công nhận có giá trị. Chung Dzi có rất nhiều hình dạng, kích cỡ và họa tiết.
Đá Mã Não Dzi Tây Tạng màu nâu và trắng sữa. Chấm nâu được vòng tròn trắng bao quanh là mắt đá Dzi. Có 5 mắt trên viên đá này (Tiếng Tây Tạng là “Dzi mig inga pa”). Trong ảnh có thể thấy rõ ba mắt, hai mắt còn lại ở phía sau hạt Dzi. Bạn cũng có thể đễ dàng thấy đấu hiệu phong hóa trên bề mặt đá Dzi. Đây là đá Dzi cổ thật có 5 mắt.
Không phải tất cả đá Dzi nguyên chất đều có dạng ống. Đá Dzi mắt dê (Tiếng Tạng: Limik) có hình tròn. Viên đá này là bùa hộ mệnh truyền thống của người Tây Tạng khi đi xa.
Nguồn gốc của Mã Não Tây Tạng Dzi Bead
Cho đến nay, đá Đá Lạt Ma Dzi được xem là loại đá bí ẩn nhất đối với con người. Bao nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc của lại đá này đều vô ích, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đá Dzi như thể bị cô lập, đứt gãy từ một chuỗi, không có bất kì liên kết nào với quá khứ. các học giả không thể tìm rõ về nguồn gôc, thời gian, cách làm ra loại đá này. Đá Dzi với những họa tiết mắt bí ẩn khiến chúng trở thành loại đa có giá trị nhất trên thế giới ngày nay. Người Tây Tạng tin rằng đá Dzi là loại trang sức quý có nguồn gốc siêu nhiên.
Có nhiều huyền thoại truyền thuyết ở Tây Tạng kể về nguồn gốc của loại đá này.
- Theo truyền thuyết, các vị thần đã tạo ra chúng. Vì cho rằng chúng có nguồn gốc thiêng liêng làm cho đá Dzi trở thành lá bùa quý giá. Hầu hết người dân Tây Tạng sẽ không cho đi loại đá này vì có thể khiến họ gặp xui xẻo. Hơn nữa vì loại đá này khá hiếm, nên ở Tây Tạng chúng được xem như là kim cương.
- Hầu hết người dân Tây Tạng tin rằng Đá Dzi là một loại côn trùng sống trong một loại tổ là “Dzi tshang” ở Tây Tạng. Sau khi chui ra khỏi tổ, chúng sẽ di chuyển một thời gian và cuối cùng hóa thạch thành Đá Dzi tồn tại cho đến ngày nay. Cũng có nhiều câu chuyện kể rằng Dzi từng là côn trùng nhưng lại hóa thạch do sự tác động của con người, hay những người có thiện nghiệp, hoặc bằng áo của người phụ nữ.
- Theo một truyền thuyết khác thì khi Tây Tạng tràn ngập dịch bệnh và người dân đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn. May mắn thay, đức phật Vajravarashi đã đến và cứu dân chúng bằng việc thả đá Dzi thần kì từ trên trời xuống. Loại đá đã mang lại may mắn, chống lại cái ác và bảo vệ sức khỏe người đeo nó.
- Một số chuyện lại kể rằng, hạt Đá Dzi được các vị thần trên trời thời cổ đại đeo. Khi đá Dzi dần bị ố, họ đã ném chúng xuống đất. Do vậy, không ai có thể tìm thấy viên đá Dzi nào trong tình trạng hoàn hảo.
- Có người lại cho rằng đá Dzi được làm từ thiên thạch rơi từ không gian vũ trụ hàng nghìn năm trước. Vì đá Dzi có từ trường mạnh hơn gấp ba lần các tinh thể bình thường.
- Một truyền thuyết khác lại kể rằng sau khi Guru Rinpoche (Padmasambhava) xây dựng ngôi đền đầu tiên ở Tây Tạng (Samye Monastery), ông đã may mắn được các thiên sứ nhà trời tặng cho đá Dzi. Sau này Guru đã đem chôn chúng khắp Tây Tạng cùng với những lời nguyện cầu ban phước lành. Hàng trăm năm sau, Quóc vương Gesar của vương quốc Ling đã đánh bại Vương quốc Tagzig, và tìm thấy bản đồ kho báu, trong đó có hàng triệu hạt Dzi. Quốc vương Gesar đã đem chiến lợi phẩm về và thưởng cho những người lính của mình.
Phật giáo được truyền bá đến Tây Tạng ở Triều đại nhà Đường khoảng 1300 năm trước. Vua Đường Thái Tông đã gả con giá nuôi là công chúa Wencheng (Văn Thành) cho vị vua thứ 32 của Tây Tạng – Sontsen Gampo (Tùng Tán Can Bố – Vua nước Thổ Phồn) để tăng mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước. Công chúa Wencheng mang theo đạo phật và hình ảnh của một thich ca mâu ni 12 tuổi đến Tây Tạng.
Vương miện, áo choàng và dây đai của Đức phật trẻ được tô điểm bởi rất nhiều Ngọc Trai, Mã Não, Ngọc Lam, San Hô và đá Dzi, trông rất lộng lẫy. Quý giá nhất là ba hạt Dzi 9 mắt ở trên vương miện. Những hạt Dzi xung quanh hạt Dzi chín mắt có họa tiết đa dạng như hình sóng hay răng hổ. Hiện tại, Bức tranh này được lưu giữ ở tu viện Jokhang.
Từ khoá tìm kiếm:
- https://dzitaytang com/truyen-thuyet-ve-dzi-tay-tang-p49 html